Diệt ve, mò, mạt

Ve, mò, mạt và cách kiểm soát
Đặc điểm nhận dạng:
* Ve: Việt Nam phổ biến nhất là ve chó, mèo (bọ chó, bọ mèo). Nó ký sinh và hút máu vật chủ. Cơ thể dẹt, hình bầu dục.
* Mò: Mò trưởng thành màu nâu đỏ, phủ nhiều lông, có 8 chân, sống trên đất không ký sinh và hút máu.
* Mạt: Kích thước cơ thể khoảng từ 0.2 – 2.5mm. Thường có màu vàng hoặc nâu, đôi khi màu da cam hoặc hồng. Mạt kí sinh lúc mới hút máu thì màu đỏ, khi tiêu hết máu thì màu sẫm lại.
 diệt-ve-chó
Vai trò gây hại:
* Ve: Ve hút máu vật chủ, tiết độc tố ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của vật chủ, gây ra những vết thương.
* Mò: Mò truyền bệnh sốt mò (Tsutsugamushi), hay sốt phát ban bụi rậm, bệnh nhiễm trùng cấp tính (thuộc nhóm C).
* Mạt: Mạt là trung tâm truyền các bệnh có tính chất ổ dịch thiên nhiên Chúng lưu trữ các mầm bệnh khá lâu. Và là vật chủ trung gian của một số giun sán ký sinh.
Biện pháp phòng chống:
* Ve: Diệt ve trên động vật nuôi: ve có thể đốt người, truyền bệnh cho người và động vật. Xử lý hoá chất permethrin, Cyfluthrin diệt trực tiếp lên cơ thể vật chủ dưới các dạng phun có thể rất hiệu quả.
* Mò: Sử dụng hóa chất diệt mò: diệt mò trên đất, trong hang ổ súc vật, trên những bãi cỏ, bụi rậm, thuốc có hiệu quả nhất là các hóa chất thuộc nhóm pyrethroid… bằng phun tồn lưu.
* Mạt: Phun tồn lưu bằng hóa chất diệt côn trùng tại các nơi mạt qua lại như chân tường, nền nhà, nền bếp… và trong kho để đồ đạc.
Quy trình kiểm soát bọ xít hút máu:
* Sử dụng bình hoặc máy phun áp lực phun thuốc lên bề mặt tường, mặt sàn, gầm giường, gầm bàn, ghế các khe kẽ tủ và những nơi trú ngụ của ve, mò, mạt. Phun thuốc vào các khu vực vật chủ như chó, mèo nằm…Thuốc có tác dụng tồn lưu diệt trừ sau khi phun.
* Sử dụng máy phun ULV phun thuốc dưới dạng sương mù trong không gian và đưa thuốc lên trần và tường cao nhằm diệt và ngăn chặn và diệt ve, mò, mạt.

Trả lời